Hướng dẫn sử dụng máy đo khoảng cách bằng laser đơn giản, một số lưu ý

Dungcucamtaymakita sẽ hướng dẫn sử dụng máy đo khoảng cách bằng laser và một số lưu ý trong quá trình đo đạc và bảo quản giúp bạn sử dụng máy hiệu quả như ý muốn.

Máy đo khoảng cách cầm tay là thiết bị đo đạc nhỏ gọn, thông minh hoạt động theo nguyên lý phản xạ laser từ vật cản đến điểm mốc. Sau đây là hướng dẫn sử dụng máy đo khoảng cách bằng laser với các phép đo chiều dài, diện tích, đo gián tiếp. Đồng thời bạn hãy tham khảo một số lưu ý khi làm và bảo quản giúp đạt hiệu quả tốt và dùng lâu bền.

1. Giới thiệu máy đo khoảng cách laser

Máy đo khoảng cách bằng laser là công cụ được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, kiến trúc, nội thất để lấy thông số về chiều dài, diện tích, thể tích. Máy hoạt động theo nguyên lý phản xạ tia laser và cho kết quả nhanh chóng với một lần bấm nút. Thiết kế máy nhỏ nhẹ như máy tính cầm tay dễ dàng bỏ túi, vỏ máy cứng bền và thường sử dụng pin AA.

Máy đo khoảng cách bằng laze Makita LD080P

Với các thợ xây dựng, thợ kiến trúc chuyên nghiệp loại máy này rất quen thuộc, tuy nhiên với những người mới vào nghề hay các gia đình vẫn còn khá lạ lẫm. Do đó hướng dẫn sử dụng máy đo khoảng cách bằng laser là rất cần thiết trong việc đo đạc, xây dựng và lắp đặt. Máy trả về kết quả nhanh chóng chỉ trong vài giây với sai số cực kỳ thấp.

2. Hướng dẫn sử dụng máy đo khoảng cách bằng laser đơn giản

Trước khi bắt đầu đo đạc bạn cần nhận biết các nút chức năng cơ bản trên máy đo khoảng cách để thao tác chính xác nhất. Lấy ví dụ trên máy đo laser Makita rất phổ biến thường có các nút điều chỉnh như: Nút bật/tắt máy chữ ON, nút + - cộng dồn số đo và chỉnh qua lại kết quả, nút chọn chế độ đo, nút chuyển đơn vị, v.v.

Máy đo khoảng cách bằng laze Makita LD050P

Sau đây Dungcucamtaymakita hướng dẫn bạn thực hiện các phép đo đơn giản để lấy khoảng cách, diện tích thể tích và đo Pitago thông dụng nhất:

  • Đo chiều dài

Đầu tiên bạn bật máy bằng phím C, nhấn phím chế độ chọn đo chiều dài. Tiếp đến bạn xác định và đặt máy ở điểm mốc (nơi mà máy bắt đầu tính khoảng cách) và nhấn nút tam giác lấy kết quả. Máy sẽ trả về khoảng cách từ điểm mốc đến vật cản hiện trên màn hình, bạn cũng có thể dùng nút +, - để cộng thêm hoặc trừ đi trong trường hợp đo cộng dồn.

  • Đo diện tích, thể tích

Tương tự đo chiều dài, máy sẽ lấy khoảng cách chiều dài và chiều rộng của mặt phẳng để cho ra kết quả về diện tích. Với đo thể tích sẽ lấy thông số về chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật thể. Bạn sẽ thực hiện bằng cách nhấn phím chọn chế độ đo diện tích, thể tích và tiến hành lấy các thông số cần thiết, máy sẽ tính toán và cho ra kết quả nhanh chóng.

  • Đo Pitago

Đo Pitago là chức năng đo gián tiếp được sử dụng để đo chiều dài, chiều cao của một vật mà không có điểm chặn. Tương tự các phép đo trên, bạn nhấn phím chọn chế độ đo gián tiếp và lấy các kết quả hai cạnh của tam giác vuông, máy sẽ trả về kết quả cạnh còn lại mà bạn mong muốn.

3. Một số lưu ý khi đo đạc và bảo quản máy đo khoảng cách

Cùng với một số hướng dẫn sử dụng máy đo khoảng cách bằng laser, trong khi đo đạc bạn không nên để tia laser chiếu vào mắt. Thao tác máy đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, lắp máy vào tripod để hạn chế độ rung giúp lấy kết quả chính xác hơn. Sử dụng nút chuyển đổi đơn vị tương ứng cho từng phép đo cụ thể để có kết quả trực quan nhất.

Máy đo khoảng cách Makita LD050P

Máy đo khoảng cách laser thường sử dụng pin nên bạn hãy thường xuyên kiểm tra và thay pin, tránh để máy hết pin sẽ làm gián đoạn công việc. Hạn chế làm rơi hay va đập máy, chỉ nên sử dụng trong môi trường nhiệt độ bình thường không quá nóng hoặc lạnh. Bạn cũng nên trang bị bao da để bảo quản máy tốt hơn và tránh việc các nút chức năng bị cấn, bị liệt.

Tham khảo một số máy đo khoảng cách laser thịnh hành như: Makita LD050P, Makita LD030P, Makita LD080P đang có giá tốt tại Dungcucamtaymakita.

Kết luận: Trên đây là hướng dẫn sử dụng máy đo khoảng cách bằng laser cơ bản và một số lưu ý trong quá trình đo đạc giúp làm việc hiệu quả và dùng lâu bền. Bạn hãy áp dụng các hướng dẫn này một cách cẩn thận khi thực hiện các phép đo. Để tìm hiểu cụ thể các dòng máy đo laser phổ biến, mời bạn truy cập Dungcucamtaymakita.