Cấu tạo máy khoan pin thế nào và hoạt động ra sao, bạn có biết?
Cấu tạo máy khoan pin thế nào, hoạt động ra sao và cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng? Những thông tin quan trọng sau đây sẽ mang đến kiến thức cần thiết cho bạn.
Máy khoan cầm tay dùng pin được sử dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm được đặc điểm và cách hoạt động của thiết bị này. Vì vậy, chúng tôi sẽ tổng hợp một số thông tin bổ ích giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo máy khoan pin, cách vận hành và một số lưu ý cần thiết giúp bạn sử dụng máy để khoan lỗ, vặn vít được hiệu quả hơn.
1. Cấu tạo máy khoan pin gồm những bộ phận gì, hoạt động ra sao?
Máy khoan pin là công cụ đa năng có thể khoan trên gỗ, tường, kim loại và vặn vít với tốc độ cao, không phụ thuộc vào nguồn điện, di chuyển linh hoạt. Máy có nhiều bộ phận kết hợp lại tạo nên cơ cấu điều khiển và chuyển hóa năng lượng pin thành nguồn động lực giúp máy hoạt động, bao gồm những thành phần cơ bản như sau:
Là nguồn cung cấp năng lượng hoạt động cho máy. Pin trên máy khoan hiện nay thường có điện áp từ 10.8 – 18V, cung cấp dòng điện từ 1Ah – 5Ah. Pin có điện áp càng lớn, dung lượng càng cao thì càng máy khoan càng khỏe, sử dụng trong thời gian dài. Phần lớn các hãng sản xuất thường dùng pin Li-ion vì trọng lượng nhẹ, bền bỉ, tiêu tốn ít năng lượng.
Là thành phần rất quan trọng trong cấu tạo máy khoan pin. Mô tơ có công dụng chuyển năng lượng từ pin thành động năng truyền đến bánh răng làm xoay mâm cặp, từ đó giúp mũi khoan tiến sâu vào vật liệu. Đa phần máy khoan pin hiện nay sử dụng động cơ không chổi than gọn nhẹ, có độ bền cao, tiết kiệm năng lượng và hoạt động êm ái, mát mẻ.
Tay cầm của máy khoan pin làm bằng nhựa, được bọc cao su mềm có độ ma sát tốt. Nút bấm điều khiển điện tử cho phép bạn tùy chỉnh tốc độ xoay bằng cách bấm mạnh hay nhẹ. Phía trên tay cầm thường có thêm nút đảo chiều xoay giúp bạn thực hiện siết, mở ốc vít, rút mũi khoan khi bị kẹt.
Hai bộ phận này nằm ở phần đầu máy. Momen xoắn quyết định đến lực xoay của máy khoan, điều khiển lực vặn ốc vít, ảnh hưởng đến khả năng xuyên thủng vật liệu. Còn mâm cập là nơi cố định mũi khoan, bạn có thể tháo lắp, thay thế mũi khoan, mũi vặn trên bộ phận này.
Ngoài ra trên từng dòng máy cụ thể còn có thêm bộ chuyển đổi bánh răng, đèn led trợ sáng, khóa trục máy khoan, v.v. Dù mỗi nhà sản xuất lại có những kiểu thiết kế đa dạng nhưng nhìn chung đây là những thành phần cơ bản của máy khoan pin. Khi hoạt động, năng lượng từ pin sẽ làm quay động cơ, tạo ra động năng chuyển đến cơ cấu bánh răng làm xoay mâm cặp.
2. Khi sử dụng máy khoan pin cần lưu ý những vấn đề gì?
Trên đây là thông tin quan trọng về cấu tạo máy khoan pin để giúp bạn nắm được đặc điểm, cách vận hành. Song song đó, khi sử dụng máy bạn cần lưu ý một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả khi khoan lỗ, vặn vít hàng ngày, đồng thời góp phần kéo dài thời gian sử dụng:
Máy khoan pin được thiết kế để khoan lỗ, tháo, vặn vít nên phù hợp cho công việc sửa chữa, lắp ráp với các mẫu sản phẩm như Makita DF331DSAE, Makita HP332DSAE, v.v. Nếu bạn cần khoan tường, đục bê tông cường độ cao thì hãy dùng máy khoan cỡ lớn như máy khoan động lực, máy khoan bê tông mới thích hợp.
Bạn nên thường xuyên kiểm tra và sạc pin cho máy khoan của bạn để giúp máy luôn có đủ năng lượng, đảm bảo làm việc ổn định, mượt mà. Nếu tính chất công việc của bạn đòi hỏi thời gian thực hiện kéo dài thì bạn nên chọn loại máy có điện áp lớn, dung lượng pin cao như: Makita DDF484RFE pin 18V/3Ah, Makita DHP483RTE pin 18V/5Ah, v.v.
Máy khoan pin cần được vệ sinh và bảo quản kỹ lưỡng để duy trì hiệu quả sử dụng và kéo dài tuổi thọ. Bạn nên đợi máy nguội và tháo mũi khoan sau khi làm việc xong. Dùng vải sạch lau chùi xung quanh và cất trữ máy trong hộp để ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh tiếp xúc với nước, nhiệt độ cao.
Kết luận: Những thông tin đề cập trong bài viết này hy vọng đã giúp bạn nắm bắt được cấu tạo máy khoan pin và cách hoạt động của loại loại máy này. Đồng thời với một số lưu ý khi sử dụng, bảo quản sẽ giúp bạn sử dụng máy tốt hơn, hiệu quả hơn cho công việc hàng ngày.